Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam
bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó
có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc
đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.Lễ hội đua bò được tổ chức cùng lễ hội Đôn ta (lễ cúng ông bà), 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (nếu tháng
thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch).
Tổ chức hội đua bò truyền thống. Để chuẩn bị
cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m,
ngang 100 m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn
của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an
toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ
bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại
điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng
theo màu của cây cờ đó.
Trước
khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một
số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông thường đôi đi
sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường
đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc.
Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa
coi như thua cuộc.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn
đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Người
điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu có tra
cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người
điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía
trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới
quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi
một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc.
Một số hình ảnh lễ hội đua bò Bảy Núi!
(Bài: Văng Minh Khoa tổng hợp - Ảnh: Văng Minh Khoa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét